PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS GIA TÂN
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4

Cuốn sách “MÃI MÃI TUỔI 20” NGUYỄN VĂN THẠC


           Kính thưa thầy giáo, cô giáo cùng các ban học sinh thân mến!
            Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở nên thật gần gũi, thân thương, là một biểu tượng đẹp, rất đáng tự hào của người Việt Nam. Những hi sinh, gian khổ mà họ trải qua trong chiến tranh; những ý chí, nghị lực, sự kiên cường, dũng cảm chiến thắng kẻ thù xâm lược của bộ đội ta là dấu ấn sâu đậm, mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà. 30/4 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân ta thể hiện niềm tự hào và biết ơn sâu sắc những chiến sĩ đã đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 
            Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, hoà chung với không khí thiêng liêng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất 30/4/1975 – 30/4/2025. Cô xin trân trọng giới thiệu đến các thầy cô cùng các em một cuốn sách - cuốn nhật kí thời chiến của một chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của rất nhiều độc giả, ở mọi lứa tuổi – Đó chính là cuốn sách “Mãi mãi tuổi 20” của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc.

Cuốn sách do NXB Thanh Niên ấn hành, tác giả Đặng Vương Hưng sưu tầm, giới thiệu, sách dày 295 trang, khổ 13x19cm và được tái bản lần thứ 5 có bổ sung. Sách đang có tại thư viện trường ta.

Các em thân mến! Khi đọc tác phẩm, cô thấy hiển hiện trước mắt mình nhịp sống sôi động, khẩn trương, hối hả của cả một dân tộc đang chuyển mình lên phía trước, đang lao vào trận chiến cuối cùng chống ngoại xâm. Ngày ấy khát vọng lớn nhất của tuổi trẻ là được lên đường ra mặt trận, được trực tiếp cầm súng đánh Mỹ, trả thù cho đồng bào Miên Nam từng ngày từng giờ đau thương tang tóc, trả thù cho những làng quê miền Bắc ngập tràn bom đạn của cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ.

Nguyễn Văn Thạc là một trong số ấy.

Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà nội trong một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ đều có xưởng dệt nhỏ, thuê người dệt áo len và áo sợi. Khi Đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại Miền Bắc, cả gia đình phải bán hết nhà cửa, xưởng máy, sơ tán về quê tại xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội. Nhà Thạc có 14 anh em, Thạc là con thứ 10. Nhà nghèo, Thạc vừa đi học, vừa phải làm thêm. Năm lớp 10 (1969-1970) anh đạt giải nhất trong cuộc thi HSG Văn toàn Miền Bắc. Anh được ban tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn những nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải ở lại tham gia quân đội.

Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc xin thi và đỗ vào khoa Toán – cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm thứ nhất, anh vừa tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ hai và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ 3.

Nhưng đó cũng là thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Chiến trường Miền Nam ngày cang gay go ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội.

Nguyễn Văn Thạc nhập ngũ ngày 6/9/1971 và anh đã hy sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị.

Đọc cuốn nhật ký “Chuyện đời” của anh (mà tác giả Đặng Vương Hưng đặt tên là “Mãi mãi tuổi 20”), ta được chứng kiến những bước đi vững vàng, tự tin, đầy tự hào của dân tộc, trong mỗi con người, ở từng miền quê. Gian khổ là thế, thiếu thốn là thế, nhưng dường như chưa được ra trận là người ta thấy ấm ức, khó chịu, cảm thấy kém cỏi hơn người và hận lòng ghê gớm.

 Trong cuốn nhật ký này, anh ghi chép rất kĩ những điều mắt thấy, tai nghe và cả những điều anh cảm nhận được. Đó là chuyện về gia đình những người dân nơi anh đóng quân, chuyện về những anh lính cùng đơn vị, về những cán bộ chỉ huy tiểu đội, trung đoàn...Có nhiều chuyện vui, nhưng có cả những chuyện buồn.

Âm hưởng chung của tập nhật ký là tinh thần lạc quan sẵn sàng ra trận, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của một thanh niên tri thức.

Có những dòng làm ta se thắt lại bởi những gian nan vất vả của người lính, của người dân vùng bị lụt khủng khiếp năm 1971:

“Ngày 26/11/1971.

…Bắt đầu đến trạm dừng chân, làng nằm ven đường quốc lộ 1A. Bộ đội lê chân vào sâu trong xóm. Hai giờ chiều rồi, bụng đói, mệt và đau. Chân phồng rát như phải bỏng và cứng đờ” – trang 71

Mình vào nhà anh Cương, 35 tuổi và có 6 con, chủ nhiệm hợp tác xã. Chị vợ vừa sinh cháu được một tháng, đúng vào vụ lụt. Nhà cửa đổ hết, nước ngập lên hết tường, ngập lưng thân mía, thóc lúa bị tàn phá nặng. Bà mẹ đã già và rất yếu, ngồi ăn cơm ngô trệu trạo, nhìn mà rớt nước mắt”

Trên đường hành quân, đi thêm một chặng đường, anh lại được chứng kiến thêm bao nhiêu là gian khổ của người dân:

“Ngày 13/12/1971

…Tội nghiệp, dân ở đây cũng khổ. Nheo nhóc đến thế thì cũng hiếm. Nhà nào nhà ấy vách hở lung tung

Bà cụ sống trong ngôi nhà mình ở mới khổ. Con trai bỏ vợ đi bộ đội, để cho bà nuôi đứa cháu lên 6 tuổi. Bà già lắm rồi, cặm cụi làm bánh sắn mang ra chợ bán. Đứa cháu gái lần hồi nhặt lá mít về gói bánh.”

Cuộc sống của đất nước còn lam lũ lắm. Đầu tắt mặt tối mà nào có đủ miếng ăn. rồi mắt cắp, rồi đánh chửi nhau. rồi thiên tai địch hoạ. Cơm độn ngô rồi độn sắn. Vậy mà những chiếc lá tre kia vẫn dịu dàng, vẫn đưa ta vào cõi êm ả của tâm hồn. Thật lạ biết bao.

Cảnh vật đổi thay, tâm tư cũng có nhiều xao động. Nhưng riêng có một niềm tin trưởng lạc quan thì luôn chôn chặt cõi lòng. Hãy nghe anh thổ lộ:

“Ta đi theo tiếng gọi của Miền Nam, và cả sự thôi thúc của Miền Bắc đang khôi phục. Một nhà ga Ninh Bình vừa dựng bên núi đá, một dòng sông Đáy xanh lững lờ trôi vào bài thơ trữ tình ngọt lịm của Tố Hữu, một chùa Non Nước còn âm vang chiến công tổ 3 người Giáp Văn Khương. Tất cả đang giục giã anh chiến sĩ, hãy đi đi và chiến thắng” ngày 10/4/1972

 Tất cả, đã để lại trong lòng người chiến sĩ trẻ những dấu ấn sâu đậm, để thôi thúc, để thổi bùng ý chí quyết tâm chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Trong nhật kí, Nguyễn Văn Thạc viết: 

" Không, suốt đời ta không quên, ta không quên cảnh em bé miền Nam đập tay lên vũng máu. Dưới tay em lẽ ra là chậu nước trong mát - cái biển mênh mông của tuổi thơ hồn nhiên,  nhí nhảnh..

" Bây giờ cái khao khát nhất của ta - cái day dứt trong ta là khi nào được vào miền Nam, vào Huế, Sài Gòn - xọc lê vào thỏi tim đen đủi của quân thù."
Trước lúc hi sinh, anh vẫn nói với đồng đội:" chỉ tiếc là không còn chiến đấu được nữa...bao dự định còn dang dở." Anh đã hi sinh khi tuổi mới 20.

Các em yêu quý!

Đến với cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi 20”, ta đến với một con người thực, sự việc thực. Ta hiểu được chân dung của cả một dân tộc, một thời đại đang được thu nhỏ lại, vừa đau thương vừa anh dũng. Thật hào hùng bvà hãnh diện biết bao.

Đến với cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi 20”, ta học tập được những lời văn mượt mà, dịu ngọt tình quê, tình đất, tình người. Ta như được tiếp thêm sức mạnh của ngọn lửa nhiệt tình cách mạng tuổi 20. Cô mong các em hãy đọc nhiều hơn, học tập nhiều hơn nữa tinh thần hi sinh, cống hiến ở lớp người đi trước.

Chúc các em thành công!

Hẹn gặp lại các em ở buổi giới thiệu sách lần sau!

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những tình huống khiến ta cảm thấy bối rối, không dễ dàng gì tìm ra cách giải quyết nhanh chóng và hợp lý nhất để làm cả mình và người xung quanh cùng th ... Cập nhật lúc : 10 giờ 18 phút - Ngày 19 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
TUẦN 6: GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” Các em thân mến! Trong buổi tuyên truyền giới thiệu sách tuần 6, cô sẽ giới thiệu tới các em một tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về ... Cập nhật lúc : 9 giờ 48 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Cuốn sách "Những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam"của nhóm trí thức Việt biên soạn dày 209 trang do nhà xuất bản Thời đại phát hành năm 2014 mang đến cho các em rất nhiều những ... Cập nhật lúc : 10 giờ 40 phút - Ngày 25 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh! Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam dù cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng nơi đảo xa ấy ... Cập nhật lúc : 8 giờ 56 phút - Ngày 30 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Chiến tranh đã qua đi rất lâu, sống trong những năm tháng không bom đạn, trong niềm hạnh phúc của những người dân trên một đất nước hòa bình, ổn định, nhưng mỗi khi gợi nhắc lại ... Cập nhật lúc : 14 giờ 39 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Chiến tranh đã qua đi rất lâu, sống trong những năm tháng không bom đạn, trong niềm hạnh phúc của những người dân trên một đất nước hòa bình, ổn định, nhưng mỗi khi gợi nhắc lại ... Cập nhật lúc : 16 giờ 56 phút - Ngày 18 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Lịch sử Việt Nam trải qua mấy ngàn năm đã có biết bao sự kiện trọng đại với nhiều thăng trầm biến động cùng hàng nghìn nhân vật chính diện, phản diện xuất hiện đều có ít nhiều để lại dấu ấn ... Cập nhật lúc : 14 giờ 36 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
“Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2023 nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức về năng lực tự học trong kỷ n ... Cập nhật lúc : 16 giờ 5 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
“Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2023 nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức về năng lực tự học trong kỷ n ... Cập nhật lúc : 16 giờ 1 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/05/1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và đã đi vào lịch sử thế giới. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi chung của cả dân tộc ta, của ... Cập nhật lúc : 10 giờ 18 phút - Ngày 15 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...